Có tào lao không đúng giờ thì có chứ làm gì có thứ giờ giấc nào qui định để uống cà phê mà bảo đúng với không. Hổm nay nghỉ dài, lệ thường, con bé Hà chỉ ra chơi với em bé San Hô vào chủ nhật. Hôm nay thứ hai, nhưng còn nghỉ nên chị út lớp ba của tôi cứ nhèo “Ba chở con ra chơi với em San Hô đi”. Bé San Hô là cháu nội của anh chị Tấn, thường ngày, sáng đi làm, ba mẹ cháu gùi đi nhà trẻ rồi đến cửa hàng luôn. Ngày trường nghỉ, San Hô ở với ông bà nội, tắm-rửa-ăn-uồng-ngủ-nghê ông bà ô-sin luôn. Vợ chồng anh Tấn trước khi ra đường nhựa này mở quán cà phê là chỗ chung hàng rào với chúng tôi, cô út của chúng tôi từ năm lẩm chẩm biết đi, đã chun hàng rào qua nhà “bác Tấn” suốt, có khi cơm nước bên ấy luôn. Sau này, dù anh chị Tấn đã ra ngoài lộ, thỉnh thoảng bé Hà cũng vẫn đòi “con muốn ăn cơm nhà bác Tấn mà”. Rồi đến lúc anh chị có cháu nội thì gần như thành cái lệ. Ngày nghỉ, bố không đi làm, con chẳng đi học nếu không về nội về ngoại thì tôi đi cà phê gùi con bé theo, ra chơi với bé San Hô, xong cữ cà phê tôi cứ về việc nhà, chiều mát ra đón con bé sau. Đêm hồi hôm trận Barce đá khuya, coi xong trận banh cũng đã hơn ba giờ sáng, nhưng sáng nay còn nghỉ, tôi nướng một hơi dễ đến hơn tám rưỡi; nắng tháng tư đã nghe rát rát sau lưng. Tôi tính bỏ cữ cà-phê ngày nghỉ ở quán anh Tấn nhưng con bé cứ nhèo suốt. Tôi đành phải chở con đi, trong lòng cũng không nghĩ là sẽ uống cà phê hay không. Giờ giấc này còn cà phê cà pháo gì nữa.
Bố con tôi đến nơi thấy quán vắng teo; chỉ còn một bàn ngoài góc vườn, có anh Tấn ngồi cùng hai người đàn ông đứng tuổi.
– Đưa cháu vào trong nhà với San Hô rồi ra đây với bọn anh.
Anh Tấn từ ngoài bàn nói vọng vào lúc bố con tôi dừng xe. Tôi đẩy con vào nhà rồi lững thững bước đến nơi ba người đang ngồi. Vừa đi tôi vừa lục vấn bộ nhớ. Không, tôi không quen biết gì cả hai. Xem bộ cả hai xấp xỉ tuổi nhau, tầm ngoài sáu mươi đến sáu lăm. Trông họ chững chạc. Ăn mặc chỉn chu lịch sự. Chả mấy ông sồn sồn nào đi cà phê vào ngày cả thiên hạ nghỉ lễ với bộ vó đóng thùng, áo sơ mi sáng màu, tay dài, cài măng-sét nghiêm chỉnh thế. Anh Tấn mặc chiếc áo pull màu lá đu đủ khô, không cài nút trên sát cổ, chứng tỏ họ khá thân tình nhau, có điều, bao năm đi lại anh-em với anh Tấn, tôi chưa hề gặp họ. Sáng nay tôi chơi chiếc áo thể thao màu trắng, loại ra sân ten-nít được; chẳng nỗi nào. Tôi bước đến một chiếc ghế trống, đưa tay rờ vào thành ghế cạnh bên anh Tấn, ra vẻ ý tứ một chút. Anh Tấn vội lên tiếng ngay, rất chung chung và chẳng mấy thông tin:
– Đây là hai ông bạn anh- rồi nắm tay tôi hơi kéo xuống và hất hàm về phía hai người:
– Chú Minh, một người em-bạn-bè của mình.
Hai người mau mắn:
– Minh ngồi xuống đi. Cà-phê hay uống gì?
Tôi ậm ờ:
– Dạ. Chào hai anh.
Không có màn bắt tay bắt chân. Trên bàn có ba ly cà phê đã cạn và bốn tách trà uống dở. Anh Tấn rút điện thoại ra nghe rồi vừa đứng lên vừa bảo, có lẽ chẳng phải nói với riêng tôi:
– Chờ mình chút nhé.
Anh đi ra phía cổng. Có vẻ đón ai đó. Vừa lúc một chiếc xe máy trờ tới. Họ gật đầu chào nhau. Anh Tấn ra hiệu cho xe chạy thẳng vào và bước theo. Đó là một cặp vợ chồng. Tôi đoán thế. Anh Tấn đi kèm họ về phía bàn chúng tôi đang ngồi. Chị vợ đi khập khiểng, phía tả thân hơi bị xệ xuống, người chồng đưa tay làm một cử chỉ, không rõ ràng lắm, như đang dìu vợ đi từng bước. Họ gật đầu chào nhau, chưa kịp mời ngồi thì một chị, trạc tuổi chị Tấn, từ đâu trong nhà ra đã đứng ngay sau cặp mới đến, chị ta lên tiếng hỏi cách vồn vã, có vẻ như có cuộc hẹn hò sắp đặt từ trước:
– Anh chị Quân phải không?
– Dạ, chào chị, – người chồng lên tiếng và anh nói một hơi thật mau, không ngừng nghỉ nhấn nhá – Mấy lần nói chuyện qua điện thoại, nghe chị thật lịch sự, và cả ấm áp nữa, tỏ rõ là quí bạn của chồng, cám ơn chị nhiều.
– Anh nhầm rồi. Đây không phải chị Tấn mà là chị Trường.
– Thế à ! Tôi xin lỗi chị nhé. Thế cũng vui. Chúng mình lại có cái để cười ngay phút giây gặp nhau lần đầu.
– Anh cứu một bàn việt vị khá hay đấy.
Là tiếng một người đàn ông khác nữa, cũng vừa từ trong nhà bước ra, giọng anh cười đùa vẻ thân tình:
– Mình là Trường, bà xã mình vừa “ra mắt” đó. Thôi mời, ngồi-xuống-ngồi-xuống…
Chị Trường dắt chị Quân đi sang bàn khác. Anh Trường ngồi xuống cạnh hai anh kia. Anh Quân dợm kéo chiếc ghế giữa anh Trường và tôi. Nắng đã lên quá đầu cây si kiểng che bóng mát cái bàn và đang chỏ những tia khó chịu vào ngay đầu và mặt tôi. Anh Quân tinh ý thấy ra, không ngồi xuống mà bảo:
– Coi bộ chổ này không ổn nữa rồi các vị ạ. Anh bạn đây – anh chỉ vào tôi – bị nắng toàn tập rồi kìa.
Chiếc bàn tròn cố định, xoay ghế thế nào cũng có vài người bị nắng chiếu vào mặt. Mọi người hè nhau đứng lên chuyển sang bàn khác. Bên kia thấy chị Tấn cũng đang loay hoay dọn bàn cho hai bà bạn. Anh Quân vừa dợm kéo ghế theo cái trật tự khi nãy vừa nhìn sang các chị rồi kêu:
– Hay các bà sang cả đây cho vui.
Anh Quân có vẻ không muốn ngồi xa người vợ yếu của mình. Anh kéo vợ ngồi xuống ngay cạnh. Anh chị Tấn người mang sang bình trà, người bê đến dĩa trái cây. Tất cả yên vị quanh chiếc bàn tròn. Kể cả chủ nhà là ba cặp vợ chồng và hai vị đã chào hỏi với tôi từ đầu. Coi bộ họ sàn sàn tuổi nhau, riêng anh Quân có vẻ cao tuổi hơn. Người anh ốm, mảnh; tuy có mang răng giả nhưng hai má anh nhìn vẩn móm xọm, trông anh áng chừng cũng vào hàng bảy, tuy thế tóc anh lại còn đen tốt, giọng nói khoẻ, rổn rảng và nhanh. Anh Tấn dợm làm một cử chỉ như sắp nói gì đấy thì anh Trường khoát tay:
– Thôi thôi.. ông lo nước nôi đi. Cái vụ này để tôi.
Nói xong, anh hơi nghiên người qua anh Quân rồi:
– Xin giới thiệu với anh, đây là Sáng và An, ở Sài gòn, Vợ chồng tôi ở Nha Trang. Chúng tôi cùng về đây hôm qua. Bọn tôi bốn thằng, tức là cả thằng Tấn nữa, cùng lớp với nhau từ đệ thất đến đệ nhị hồi đó.
– Còn phần vị này, anh vừa nói vừa vỗ nhẹ vào vai anh Quân và đảo ánh mắt quanh bàn, đúng ra là quen biết với Tấn, bởi ông Tấn đã từng sang nhà ảnh chớ tôi thì đến chiều hôm qua vẩn chưa biết vị này là ai. Nhưng hồi hôm đây, bà xã tôi bỏ tôi đi ngủ “lang” với bà Hồng, bạn cùng lớp hồi đó. Hai bà lỉ kỉ cả đêm mới biết ra chị Quân là em của anh Chín, mà Chín cận thì từ thuở học trò tôi có quen, theo chơi mấy bận, lão ấy nổ quá trời. Thì ra tôi đã biết sơ chị Quân từ hồi nhỏ, anh Quân vừa là bạn vừa là em rể của Chín cận thì cứ xem như chúng ta đã biết nhau…
Trong lúc anh Trường độc diễn cái màn giới thiệu lòng thòng như thế thì anh chị Tấn đã đứng lên, vào nhà bê ra khay bia, mấy chai nước ngọt với đá ly lỉnh kỉnh, khi anh Trường dừng lời thì bia, nước cũng đã rót đều. Vợ chồng chủ nhà mời nâng ly. Cánh đàn ông uống bia có vẻ khá từ tốn. Họ từ từ nâng ly lên, cùng đưa ra giữa bàn rồi chạm nhẹ với nhau. Không có màn ly-đầu-một-trăm như thường gặp. Đặt ly xuống bàn thì anh Trường lại lên tiếng tiếp
– Nói các vị nghe luôn về cuộc gặp hôm nay. Số là trước đây, anh Quân có nhờ ông Tấn tìm cho một vài số liệu hồi năm 2012, do anh Quân không rành mấy đường link, bác Tấn nhà ta cũng thế nên chuyển mail cho tôi. Tôi hỏi Tấn là lão ấy làm gì mà cần mấy thứ đó, Tấn bảo là cần cho một bài viết gì đấy.Tôi hơi ngại ngại nhưng rồi cũng đưa mấy đường link. Mới đây, Tấn có chuyển bài đó cho tôi đọc…
Rồi anh quay người sang nói với anh Quân:
– Thực ra vấn đề anh nêu lên cũng không mới, nhưng cách anh nêu vấn đề khá “xoáy” nên muốn gặp anh… cho vui, sẵn dịp bốn đứa tụi tôi nhóm nhau ở đây cả.
Anh Quân nghe đến thế vừa nâng ly vừa nói:
– Ồ !thật hân hạnh hân hạnh. Mời cụng ly lần nữa mừng hội ngộ lần đầu tuy đã “biết” nhau từ lâu.
Mọi người cười vui và cạn ly. Vậy ra, trong bàn tôi là người đã không được tính trước, tên thường gọi là vị-khách-không-mời. Tôi tính đường lui binh. Anh Tấn tinh ý nhận ra sự “cựa-quậy” của tôi bèn lên tiếng:
– Ngồi đây chỉ có Minh là không thuộc lứa bọn mình. Nhưng kể từ cái năm mình mất thằng con đầu, rồi bỏ kinh tế mới về đây, đói vàng mắt, chính nhờ Minh tin và có chút quý trọng mình mà tìm cho một việc, cũng phải tin tưởng lắm vào chuyện tiền bạc, để mình độ nhật, rồi mới có được hôm nay. Minh là chú em nhưng mình cũng xem như bạn bè. Thôi, anh em cả. Ngồi đấy.
Được lời anh Tấn, cái sự “sỉ” của tôi có vẻ ổn. Tôi yên tâm ngồi lại, nhưng thực tình, không biết mình ngồi lại để làm gì.
Các anh bắt đầu vào chuyện hỏi thăm nhau. Thì cũng những chuyện đói-no-sinh-sống-người-đời, con cái thế nào, được mấy cháu nội, mấy cháu ngoại… Tôi ngồi lặng nghe và nhẩm tính chắc mười lăm mười bảy năm nữa, lớp bạn bè đồng lứa của tôi cũng sẽ ngồi nói với nhau những câu chuyện thế này chăng? Con cái nhẹ gánh. Áo cơm cũng chẳng còn vật vã u đầu mẻ trán. Thỉnh thoảng dông xe qua con gái, lại con trai. Có đứa còn lâu lâu xếp cho chuyến đi Thái, đi Sing. Như anh Sáng nói là trước khi về đây vừa mới dự một cuộc họp có cái tên nghe lếch thếch lôi thôi gọi là “Họp mặt doanh nhân và phụ huynh các doanh nhân của tỉnh” do một vị hàng tỉnh vào tổ chức, mà anh Sáng bảo: “cũng rảnh, thôi cứ tới nghe thử các vị bảo gì?”. Rồi các anh kể lại với nhau những cảnh đời mình đã qua, những cảnh sống mình đã trải. Những khổ luỵ, những chà xát. Những cùng cực như anh Tấn bảo “mất nhà, chết con, đói vàng mắt”. Rồi anh Tấn hỏi anh Trường:
– Ông có tính thăm lại “Quán nhậu Vịnh-cô thôn” của ông không?
– Chắc không. Mình tính đi luôn lên con gái. Mà cũng không rõ, cái quán ấy từ năm mình bỏ đi rôi chẳng hiểu thế nào…
– Mà sao mày lại lấy tên là Vịnh-cô-thôn?
Anh An là người từ nảy giờ ít nói nhất lên tiếng hỏi anh Trường
– Thì cả đời mình không biết ăn cắp, không có cơ hội ăn cắp và hơn cả là không có “dũng khí”, “sĩ khí” ăn cắp của cải gì của ai nên bày đặt võ vẻ ăn cắp chữ của tiền nhân chơi vậy mà.
– Mày nói rõ hơn chút đi.
– Thì tao chôm cái câu “Mục đồng dao chỉ Hạnh-hoa-thôn” rồi trại lại đặt tên cho quán nhậu của mình cho vui vậy mà.
– Đọc hết cả bài đi. Ba thằng bay ban C chớ tao ban B, thơ phú có hột nào đâu.
– Ừm ! Bài đó là…bài gì ta…
– Bài “Thanh Minh” của Đổ Mục—anh Quân khẻ nhắc.
– Ừ, bài Thanh Minh…
Thanh minh thời tết vũ phân phân
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng dao chỉ Hạnh-hoa-thôn.
Bản dịch thì bao la, chả biết đâu mà nhớ, chỉ nhớ một bản đọc lên nghe êm êm, cũng chẳng nhớ tên dịch giả nữa… thôi chơi luôn…
Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa
Hỏi thăm quán rượu đâu à
Mục đồng chỉ lối Hạnh-hoa thôn ngoài.
Đọc thơ xong, anh Trường đứng dậy ra ngoài. Chả phải hỏi phải nói gì nên tôi để ý là anh Trường đã đi toilet đến lần thứ hai. Anh Tấn cũng nhóm nhóm thế. Nên khi anh Trường vào thì anh Tấn lại bước ra. Rồi cũng lại anh An với anh Trường tiếp tục:
– Bây giờ mở quán nhậu nữa chắc mày đặt tên “Kỷ-nhân-hồi” ?
– Thế mà mày bảo mày ban B chả có hột thơ phú nào?
– Thì tao chỉ biết có mỗi một câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” chớ mấy. Mày đọc cả bài nghe đi.
– Đó là bài…
Anh Trường đưa tay lên vổ vổ trán rồi ề à…
– Bài…bài.. bài Lương châu từ của Vương Hàn. Mấy câu đầu sao anh Quân..
– Bồ đào…
– Rồi.. Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Bản dịch cũng bát ngát. Cỡ các vị lều chỏng như Ngô tất Tố, Trần Trọng San cũng um sùm. Nhớ bản nào đọc bản đó, chẳng biết của ai…
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp, tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Anh Tấn trở lại bàn, trên tay này một bầu rượu, tay kia một chùm ly uống rượu. Anh đặt cả lên bàn rồi bảo:
– Rượu nho nhà làm đó. Có lẽ giờ chúng mình chỉ còn nhắm nháp tý đỉnh để đưa chuyện thôi. Uống tiếp ba cái bia rồi cứ thay nhau đi toilet như nãy giờ thì… hết cả chuyện.
Anh Trường là người sốt sắn tán thành ngay. Anh lập tức đẩy ly bia còn hơn nửa của mình ra giữa bàn như rảy bỏ một khổ luỵ nào đó. Anh không hút thuốc và hình như đang cố giới tửu nữa thì phải. Anh Quân ra hiệu cùng tôi uống hết bia trong ly mình rồi tuần tự mỗi người nhận ly rượu anh Tấn rót đưa tới. Đủ rượu cho mọi người rồi anh Tấn đằng-hắn như lấy giọng và nửa như ngâm, nửa như đọc, anh cất tiêng:
– Kỷ nhân hồi….kỷ nhân hồi….Cái năm tôi với ông Trường kẹt tại Hòn Kén, nằm chết dí đó mà ngong ngóng về phía đông. Cứ tưởng như một bước nữa là về đến nhà. Hay là thiên thu nằm lại nơi này. Ôi!…Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Lúc ấy sao mà như chính mình kéo cái thân mình ra mà vặn hỏi, mà tra vấn với chính cái sinh mạnh của mình vậy các ông ơi…
Thế này là tôi ngồi đã quá lâu. Tôi đã theo các anh qua những nẻo đời. Tôi đã theo các anh qua những cảnh sống. Những cái đó, có cái tôi xa, có cảnh tôi gần. Không đến nỗi như tôi đọc và hiểu xong một bài tổng kết. Nhưng tôi cũng không thể nào thấm hết, cảm hết những cảm giác mà các anh đã có. Tôi hiểu một đoạn đường dài nhiều gian truân và khổ luỵ mà các anh đã vượt qua để đến được sự ung dung và thảnh thơi hiện tại. Một sự thảnh thơi toàn vẹn như ý anh Quân có nhắc khi anh Trường đọc bài thơ cảm khái thiếu rượu của một nhà thơ nào đó
Dằn ly xuống chiếu cười gượng cười
Ta biết rằng chưa ấm bụng ngươi
Bực thay bạn đến từ muôn dặm
Mà rượu hề không đủ say chơi
………………………………..
..Bạn ta nào hiểu niềm sung sướng
Đời ta hề chưa bẩn đôi tay. (1)
Tôi đứng lên xin phép các anh ra về. Nại cớ mẹ bé Hà gọi bảo chở con về, có bà ngoại lại chơi. Anh chị Tấn cố giữ lại để “dùng bữa cơm chay với bọn anh”. Tôi với vợ chồng anh Tấn cơm nước bia bọt là cái sự thường. Cơm chay thì lâu lâu cũng có gặp. Nhưng lần này thì không. Tôi đã đi cà-phê không đúng giờ… chả lẽ… ./.
LANG VƯỜN
30-4-2013
———————————
(1): bài “Buổi chiều mời bạn đánh chén, nửa chừng hết rượu”
Trong tập “Dạo núi mình ta”.
how to buy lasuna – buy lasuna generic order himcolin
buy generic besifloxacin – besifloxacin online cost sildamax
buy neurontin 600mg online – brand gabapentin 800mg order sulfasalazine 500 mg generic
generic probenecid 500 mg – order carbamazepine 200mg online buy carbamazepine 200mg sale
buy celebrex 200mg for sale – buy flavoxate tablets indocin 50mg tablet
colospa over the counter – buy etoricoxib 120mg order cilostazol 100mg online cheap
buy diclofenac 50mg pill – cambia brand how to get aspirin without a prescription
buy rumalaya pill – purchase endep buy endep 50mg generic
buy mestinon 60 mg pills – imuran 50mg for sale buy imuran 25mg for sale
cheap generic voveran – order diclofenac sale nimodipine order
buy ozobax sale – piroxicam where to buy feldene cheap
mobic online order – order rizatriptan 10mg online cheap toradol online order
cyproheptadine pills – buy zanaflex online cheap buy tizanidine 2mg generic
order trihexyphenidyl pills – voltaren gel order online order emulgel online
how to get omnicef without a prescription – cleocin oral
buy isotretinoin 10mg generic – deltasone over the counter deltasone 5mg generic
purchase permethrin cream – acticin ca buy tretinoin cream online cheap
order betamethasone 20gm generic – differin sale buy cheap benoquin
augmentin 1000mg drug – levoxyl pill buy synthroid 150mcg generic
buy clindamycin generic – clindamycin pill brand indomethacin
losartan 50mg oral – buy generic keflex keflex for sale
crotamiton over the counter – order eurax online aczone for sale online
order provigil pills – order meloset 3mg for sale meloset 3 mg uk
progesterone 200mg usa – order clomiphene 50mg generic clomiphene price
buy capecitabine pills for sale – order danocrine 100 mg online cheap danazol 100 mg drug
order norethindrone online cheap – yasmin cheap order yasmin for sale
buy generic fosamax – buy pilex generic buy provera 10mg for sale
purchase cabergoline without prescription – buy cheap generic cabgolin buy generic alesse
buy estradiol 2mg generic – arimidex tablet buy arimidex 1mg generic
г‚·гѓ«гѓ‡гѓЉгѓ•г‚Јгѓ« еЂ¤ж®µ – г‚·гѓ«гѓ‡гѓЉгѓ•г‚Јгѓ«йЂљиІ© г‚їгѓЂгѓ©гѓ•г‚Јгѓ« жµ·е¤–йЂљиІ©
гѓ—гѓ¬гѓ‰гѓ‹гѓігЃ®йЈІгЃїж–№гЃЁеЉ№жћњ – гѓ—гѓ¬гѓ‰гѓ‹гѓі гЃЉгЃ™гЃ™г‚Ѓ г‚ёг‚№гѓгѓћгѓѓг‚Ї гЃ®иіје…Ґ
гѓ—гѓ¬гѓ‰гѓ‹гѓі гЃ®иіје…Ґ – イソトレチノイン гЃЇйЂљиІ©гЃ§гЃ®иіј г‚¤г‚Ѕгѓ€гѓ¬гѓЃгѓЋг‚¤гѓійЊ 10 mg еј·гЃ•
eriacta forth – sildigra handsome forzest hospital
buy generic indinavir over the counter – order fincar online cheap purchase emulgel online cheap
valif online tomorrow – valif pills div buy cheap sinemet
generic modafinil – epivir order online purchase lamivudine generic
ivermectin 12 mg for people – candesartan order brand carbamazepine 200mg
Поиск в гугле
order promethazine for sale – ciplox price buy lincocin no prescription