Tiếng nước tôi… Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…
Mệnh nước nổi trôi thăng trầm qua bao biến thiên khúc nôi của lịch sử, nhưng dân ta thì bao giờ… cũng chỉ có một tiếng nói. Ấy là tôi muốn nói đến cái ngôn ngữ sinh hoạt đời thường; cái tiếng nói chung của tuyệt đại đa số dân ta trong giao tiếp, trong việc tỏ bày những suy nghĩ, chuyển tải những ý tưởng thật là dễ dàng thuận tiện, không gặp phải những rắc rối, phức tạp mà nhiều khi chỉ vì ngôn ngữ, tiếng nói mà gây nên những tai ương đến khổ sở như những xứ khác
Kể mấy cái anh gần gần ta trước nhé. Philippines có diện tích và dân số là 300 ngàn km2 và 92 triệu người (năm 2010) thì cũng có thể xem là tương đương với nước ta, nhưng tiếng nói, ngôn ngữ của dân tình trong xã hội Phi thì đến là khổ. Nước Phi trải rộng trên hơn 7000 hòn đảo nên người ta tính là có hơn 170 ngôn ngữ khác nhau được dùng trong nước, và những cú chọi nhau u đầu mẻ trán, những trận xung đột toé máu giữa các bộ tộc vì những rắc rối do ngôn ngữ là cái chuyện thường ngày ở… đảo. Vì vậy họ phải đặt ra một thứ tiếng chung là tiếng Philippines dựa trên một thổ ngữ lớn là tiếng Talagog. Thế mà cũng chưa yên, hồi sau này (kể từ 1973) họ phải dùng luôn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, nhưng cho đến nay, tại những vùng lớn vẫn còn có những ngôn ngữ riêng dùng trong đời sống thường ngày. Kể thêm nữa thì có vẻ dông dài, nhưng thật tình, nói đến ngôn ngữ, tiếng nói trên đất Philippines mà không nhắc đến di sản Tây Ban Nha là gần như… không được. Philippines chính thức trở thành thuộc địa của TBN kể từ 1565 cho đến khi có Hiệp ước Paris giữa Mỹ và TBN năm 1898 để trở thành một lãnh thổ của Mỹ. Tính ra, người TBN đã cai trị xứ Phi đến 333 năm. Nhưng trong thực tế lịch sử, tôi nghĩ những dấu ấn rất có trọng lượng về văn hoá, ngôn ngữ tiếng nói cuả Tây Ban Nha đã bắt đầu kể từ khi Magellan đặt chân lên những hòn đảo của xứ Phi cơ. Ferdinand Magellan (1480-1521) là một người Bồ Đào Nha nhưng sau nhập tịch Tây Ban Nha để thoả mộng thám hiểm và ông đã được vua Charles I của Tây Ban Nha cấp cho một hạm đội gồm 3 đoàn chiến thuyền để làm môt chuyến mà ông cho rằng là “đi vòng quanh thế giới”. Ông bắt đầu chuyến hải hành từ năm 1519, băng qua Đại Tây Dương, chạm bờ trung châu Mỹ, nghỉ ngơi một thời gian rồi xuôi dần về nam trung Mỹ, tìm thấy một eo biển – (sau này gọi là eo Magellan), thận trọng đi xuyên qua nó, vượt Thái Bình Dương và đổ bộ lên Philippines vào năm 1521. Sau này sử sách gọi ông là người đầu tiên đi vòng quanh trái đất, nhưng thực sự là chỉ có đoàn thuyền do ông chỉ huy là “đi vòng quanh trái đất” khi El Cano – một thủy thủ trưởng, người có cấp bực cao nhất còn lại – đưa đoàn thuyền trở về TBN năm 1522. Bản thân Magellan đã bỏ mình tại xứ Phi năm 1521 trong một trận chiến xảy ra đâu khoản một tháng sau khi ông đổ bộ lên bờ. Kể từ đó, người TBN đi lại rất nhiều để truyền giáo, buôn bán làm ăn cho đến khi đặt nền đô hộ chính thức. Vậy thì phải nói rằng văn hoá, ngôn ngữ, tiếng nói TBN đã có dấu ấn tại xứ Phi đến non 4 thế kỷ. Quá trình đó mà không để lại một di sản sâu đậm nặng nề mới là chuyện lạ. Hồi những năm đầu thế kỷ trước, dù đã bị ảnh hưởng của Mỹ đánh bạt đi nhiều rồi, nhưng tiếng TBN vẫn còn là ngôn ngữ chính thức. Các thứ giấy tờ có tính “hàn lâm”, các văn bản ở cấp bực cao trong hệ thống công quyền và giới thượng lưu vẫn còn dùng tiếng TBN một cách phổ biến và chính thức. Một đất nước chưa đến 100 triệu dân mà có đến mấy trăm thổ ngữ, rồi còn 2, 3 tiếng nói, ngôn ngữ chính thức nữa thì cái sự nói năng sinh hoạt của dân tình đến là phức tạp rắc rối biết bao!
Tình hình như thế cũng tương tự ở hai quốc gia kế cận của Phi là Malaysia và Indonesia.
“Xứ Vạn Đảo” với hơn 200 triệu dân thì “tiếng nước tôi” là chuyện đau đầu là lẽ đương nhiên. Dân xứ Mã chỉ đâu hơn 28 triệu chút đỉnh, tức là cũng chỉ bằng 1/3 dân số nước ta mà dân tình trong đời sống thường ngày vẫn phải dùng đến 3 thứ tiếng là tiếng Malay, tiếng Tamil và tiếng Trung Quốc; còn học trò học lên cao tương đương lớp 10, 11 của ta và đại học là phải học bằng tiếng Anh (có thể một số môn hay toàn chương trình tuỳ theo trường). Nếu kể thêm hai cái anh cộng lại chiếm ½ đầu người của nhân loại là Ấn Độ và Trung quốc thì cái chuyện nói năng còn rối rắm và nhiêu khê đến cả một… cuốn sách tầm tầm có khi cũng chưa hết. (Cái ông Tàu cứ “khai” là có 1 tỉ 3 dân trong nước, nhưng thiên hạ vẫn cho rằng thế là họ dấu bớt; theo những phỏng đoán có khá nhiều căn cơ thì dân số Tàu tại Hoa lục là khoảng tỷ rưỡi, rồi còn hơn 300 triệu nữa ở khắp thế giới; ông Ấn Độ thực sự cũng phải hơn 1 tỷ 3, cộng cả hai “anh” thì đúng là bằng một nữa 6 tỷ 4 của nhân loại).
Nghe cái chuyện tiếng nói, ngôn ngữ dân tình sinh hoạt ở xứ người như thế có mà nhức đầu, mà mệt ngất ngư không các bác! Thế thì làm sao mà không yêu mà không quí cái tiếng nói của dân tộc mình. Phải nói yêu quí cái tiếng nói của dân ta, cảm ơn phúc đức của tổ tiên có đến bao nhiêu thì cũng là chưa đủ. Em thì chẳng biết gì về “ngôn ngữ học”, cũng chẳng phải là chuyện tự sướng, nhưng em rất đồng tình với nhiều bác nói rằng về các mặt như tính biểu cảm, khả năng diễn đạt, cung bậc của thanh điệu thì “tiếng nước tôi” chẳng kém thua ai cả. Còn chuyện nước ta chưa có… giải Nobel văn chương là… việc… của các nhà văn. Có thể là các bác ấy chưa biết cách… lập hồ sơ và… chưa biết cách “chạy”.
“Tiếng nước tôi” hay ho là thế, thuận tiện tốt lành, góp phần lớn trong cái tính đồng nhất, đoàn kết của dân ta là vậy; nhưng chẳng phải là… không có chuyện để nói dẫu là chuyện… vặt.
Chuyện là hồi 1976, ông cậu tôi sau 22 năm “tập kết” trở về, lại thăm chúng tôi, hỏi thăm một thằng em tôi, cũng già già tuổi teen hiện không có mặt trong nhà; tôi xổ một câu “thằng đó nó thuộc loại cà chớn mà cậu”. Ông cậu tôi, một ông cán bộ cấp tỉnh, với vẻ mặt hết sức… trang nghiêm và… “thành khẩn” hỏi lại tôi rằng “cà chớn à! loại đó ăn sống hay muối xổi được không hả cháu?”. Tôi thề là có bịa thì các bác cứ nọc tôi ra mà đánh đòn.
Sự khác biệt vùng miền do những điều kiện tự nhiên về địa lý, địa hình, sinh ra những thổ âm thổ ngữ khác nhau. Núi sông, thổ nhưỡng, tiểu khí hậu thời tiết từng vùng của đất nước trải dài từ vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 23, làm nên những cung cách sinh hoạt khác nhau, những tập tục, những lời ăn tiếng nói, từ ngữ khác nhau là chuyện đương nhiên. Con cá chuối ở đồng bằng Bắc Bộ, vào miền trung là con cá tràu vào đến Nam bộ là con cá lóc. Chả sao cả. “Ba chị em ở ba miền” có gọi nó lên bằng cái tên riêng của vùng mình thì tất cả đều hiểu nó là cái con gì chẳng cần phải nêu ảnh vẽ hình hoặc phải… cùng đi lật sách sinh vật mà chỉ.
Dĩ nhiên là đã có, (và sẽ vẫn còn) những hiểu lầm nho nhỏ, những khúc mắc nhẹ nhàng về những khác biệt ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói, từ ngữ vùng miền Bắc-Nam như thế. Tôi không hiểu cái “tập hợp” sau đây là một “tác phẩm” thơ ca hay hò vè chi chi, mà cũng chẳng biết, chẳng truy được ra ai là tác giả. Có thể là của tôi vài câu, của bạn một đoạn, bạn của chúng ta thêm một đoạn kế tiếp. Nghe thử cái “sự khác nhau” của tiếng “ta” nhé:
Bắc bảo kỳ – Nam kêu cọ
Bắc gọi lọ – Nam kêu chai
Bắc mang thai – Nam có chửa
Khi Nam muốn mửa – thì Bắc buồn nôn
Bắc béo tròn – Nam mập mạp
Bắc hay khoác lác – Nam nói xạo ke
Mưa Nam che – gió Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng – Nam nói chửi hay
Bắc chén thịt cầy – Nam nhậu thịt chó
Tóc Bắc búi tó – Nam vén tóc lên
Anh cả Bắc quên – anh hai Nam lú
Nam: ăn đi chú – Bắc: mời anh xơi
Bắc mới tập bơi – Nam thời học lội
Bắc bước vội vội – Nam đi nhanh nhanh
Lúc Bắc hãm phanh –t hì Nam đạp thắng
Nam che dù lúc nắng – khi mưa Bắc xoè ô
Bắc vào ô-tô – Nam vô xế hộp
Nam hay bộp chộp – Bắc chẳng vội vàng
Nam thích nói ngang – Bắc thôi chớ bướng
Bắc hay đến muộn – Nam liền la trễ
Bắc làm lấy lệ – Nam mần sơ sơ
Bắc bảo lá mơ – Nam kêu lá thúi địt
Nam xỏ dây nịt – Bắc đeo thắt lưng
Nam thích thì ưng – Bắc mê là chịu
Bắc hô: cút xéo – Nam bảo: mầy đi
Bắc gởi phong bì – bao thơ Nam gởi
Bắc chẳng mê lải nhải – Nam không ưa nói dai
Lúc Bắc bảo gầy – thì Nam than ốm
Nam đi trốn – Bắc lánh mặt
Nam ưa giỡn – Bắc thích đùa
Bắc khoái bùi bùi lạc rang – Nam ưa thơm thơm đậu phộng
Bắc mắng quá dại – Nam chưởi ngu ghê
Lúc Bắc sướng phê – Nam kêu quá đã
Nam cưng bà xã – Bắc ối con mẹ đĩ nhà
Bắc khoái đi phà – Nam hay qua “bắc”
Nhanh nhanh Nam bẻ bắp – hấp tấp Bắc vặt ngô
Bắc thích cứ vồ – Nam ưng là chụp
………………………………………….
Bạn nào “rộng đường nhặt nhạnh” thì cứ thêm tiếp vào nhé.
Trở lại chuyện rắc rối vì những khác biệt ngôn từ theo lối vùng miền khu trú của dân ta, theo tôi thì cũng có chút đỉnh… phải… nói đi nói lại chứ không gây ra lắm phức tạp, rối rắm như ở xứ người. Câu chuyện có cặp vợ chồng người Bắc, anh chồng được một bác sĩ người Nam mổ chữa ruột, lúc cho về ông bác sĩ dặn là về cố xì hơi hậu môn được nhiều là khoẻ mạnh. Ông bác sĩ dùng cái từ dân gian miền Nam có… vần “ịt” và vợ chồng Bắc ta về nhà cũng… cố nhiều nhiều cho mau… mạnh khoẻ. Cơ sự là anh chồng “quy tiên” và cô vợ đâm đơn kiện ông bác sĩ ra toà. Chẳng qua là cái chuyện vui, cợt nhả hồi cái thời Nam-Bắc nhận-họ-nhận-hàng. Chứ theo tôi, qua mấy chuyến đi Bắc hồi gần đây mà nhận thấy, cái chuyện khác biệt ngôn từ Bắc-Nam như thế chả còn rạch ròi, sâu nặng là bao. Ở Hà nội tôi đã nghe loáng thoáng cá chiên, cơm chiên, gạch bông thay vì ròng là cá rán, rán cơm, gạch hoa như hồi trước. Rồi một ông bạn người Hải Dương vào chơi nhà, nghe tiếng leng keng ở đầu ngõ, tôi bảo “nó bán cà-rem đấy anh à” thì ông cũng hiểu là cái thứ chi.
Những điều kiện địa lý tự nhiên của từng vùng miền sinh ra những thổ âm thổ ngữ khác nhau. Hoàn cảnh sống và điều kiện sinh hoạt của từng khối dân cư có làm phát sinh những ngôn từ dị biệt trong dân ta. Nhưng theo tôi, sự khác biệt đó chỉ gây nên những trở ngại nho nhỏ, vui vui mà chẳng tác hại gì đến tính đồng nhất của “tiếng nước tôi”, chẳng ảnh hưởng gì đến “nghĩa đồng bào” của dân ta cả. Sự khác biệt ít nhiều trong tiếng nói của từng vùng miền của đất nước chưa bao giờ dẫn đến khác biệt trong các khái niệm để rồi qui chiếu về những chuẩn mực, những giá trị phổ quát khác nhau trong suốt quá trình của lịch sử dân tộc. “Tiếng nước tôi” luôn luôn là tiếng nói đồng nhất của dân ta. Anh nào không hiểu được tiếng nói của dân ta, không nghe được tiếng nói của dân ta thì đúng là cái… thứ không phải là dân mình… phải không các bác. ./.
Một đêm thứ bảy tháng 3 chả có trận banh nào để xem.
LANG VƯỜN
purchase lasuna without prescription – purchase himcolin pill himcolin online buy
buy generic besivance – besifloxacin generic purchase sildamax pills
neurontin pills – gabapentin canada cheap sulfasalazine
probenecid 500mg uk – buy carbamazepine 400mg pills order tegretol generic
buy colospa 135 mg without prescription – pletal 100mg generic order cilostazol 100 mg pills
order celecoxib 100mg for sale – cheap urispas buy indocin paypal
buy diclofenac 50mg generic – buy voltaren 100mg generic order aspirin 75 mg sale
rumalaya canada – buy elavil cheap buy endep online cheap
order mestinon 60 mg generic – oral imitrex 50mg purchase azathioprine online
voveran where to buy – purchase voveran pills order nimotop sale
where to buy lioresal without a prescription – order baclofen 10mg generic piroxicam 20mg over the counter
mobic 7.5mg tablet – buy mobic online order toradol generic
cyproheptadine 4 mg cheap – cyproheptadine drug tizanidine pill
purchase trihexyphenidyl for sale – artane online order emulgel online cheap
buy accutane 40mg sale – buy avlosulfon 100mg buy deltasone 40mg online cheap
omnicef 300mg drug – order cleocin online cheap
prednisone medication – prednisolone 40mg canada buy zovirax without prescription
augmentin 1000mg without prescription – buy levothyroxine online cheap synthroid 100mcg without prescription
cleocin 150mg pills – buy indocin order indocin sale
order eurax – buy bactroban ointment generic buy aczone for sale
purchase zyban for sale – brand xenical 60mg shuddha guggulu pills
brand modafinil 100mg – order phenergan meloset order online
order progesterone 100mg pills – ponstel buy online buy generic fertomid
buy xeloda without a prescription – xeloda pills order danocrine online
buy aygestin 5mg sale – pill aygestin purchase yasmin sale
fosamax 35mg ca – buy medroxyprogesterone 10mg online cheap purchase provera
cabergoline 0.25mg over the counter – buy alesse paypal buy cheap generic alesse
estrace pills – order letrozole 2.5 mg without prescription order arimidex 1mg online cheap
г‚·гѓ«гѓ‡гѓЉгѓ•г‚Јгѓ«йЂљиІ©гЃ§иІ·гЃ€гЃѕгЃ™гЃ‹ – バイアグラの購入 г‚їгѓЂгѓ©гѓ•г‚Јгѓ«гЃЇи–¬е±ЂгЃ§иІ·гЃ€г‚‹пјџ
гѓ—гѓ¬гѓ‰гѓ‹гѓігЃ®иіје…Ґ – г‚ўгѓўг‚г‚·г‚·гѓЄгѓігЃ®иіје…Ґ г‚ёг‚№гѓгѓћгѓѓг‚Ї гЃЇйЂљиІ©гЃ§гЃ®иіј
eriacta bottom – apcalis lead forzest smaller
гѓ—гѓ¬гѓ‰гѓ‹гѓійЂљиІ©гЃЉгЃ™гЃ™г‚Ѓ – プレドニン処方 г‚ўг‚ュテイン еЂ¤ж®µ
buy crixivan pills for sale – indinavir over the counter order emulgel cheap
valif ashamed – valif potato cost sinemet 20mg
order provigil sale – order generic epivir buy generic lamivudine for sale
ivermectina online – order atacand without prescription buy tegretol 400mg online
promethazine for sale online – buy ciprofloxacin pill lincocin 500mg us