ANGIZAAR-H
(Viên nén losartan kali và hydrochlorothiazide)
Thành phần:
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Losartan potassium USP 50mg.
Hydrochlorothiazide USP 12,5mg.
Tá dược: Maize starch, microcrystalline cellulose, methyl hydroxy benzoate, propyl hydrox benzoate, crospovidone, purified talc, colloidal anhydrous silica, magnesium stearate, tabcoat TC-2052/3835 Orange.
Hóa học:
Losartan kali: 2-butyl-4-chloro-1-[p-(0-1H-tetrazol-5-yl-phenyl) benzyl] imidazole-5-metanol kali.
Hydrocholorothiazide: 6-chloro-3,4-dihydro-2H-l,2,4-benzo-thiadiazine-7-sulfonamide 1,1-dioxide.
Nhóm dược lý – điều trị: Thuốc chống tăng huyết áp.
Dược lý học:
Losartan là thuốc đối kháng ở thụ thể angiotensin II, có hoạt tính chống tăng huyết áp do tác dụng chọn lọc chủ yếu phong bế thụ thể angiotensin II, từ đó làm giảm tác dụng co mạch của angiotensin II.
Hydrochlorothiazide là thuốc lợi niệu, tác động lên sự hấp thu điện giải ở ống lượn xa, làm tăng thải trừ Na+ và Cl– với lượng gần tương đương do kết quả của sự ức chế tái hấp thu Na+ và Cl– ở màng ống thận.
Dược động học:
Sau khi uống, losartan kali hấp thu qua ống tiêu hóa sau đó qua chuyển hóa lần đầu tiên qua gan nhờ cytochrom P450 để tạo E-3174, là chất chuyển hóa axit carboxylic vẫn còn hoạt tính. Sinh khả dụng khoảng 33%, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương đạt sau 1 giờ (với losartan) và 3-4 giờ (với E-3174). Thời gian bán thải là 2 giờ (với losartan) và 6-9 giờ (với E-3174).
Sau khi uống, hydrochloride hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa. Tác dụng lợi niệu bắt đầu sau 2 giờ, đạt tối đa sau 4 giờ và hết sau khoảng 8-12 giờ. Sinh khả dụng khoảng 65-70%, thời gian bán thải khoảng 5-15 giờ. Gắn vào hồng cầu. Hydrochlorothiazide thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa. Ít nhất 61% được thải trong 24 giờ dưới dạng không chuyển hóa.
Chỉ định:
Được chỉ định điều trị cho bệnh nhân bị huyết áp cao mà không thể kiểm soát được bằng Losartan hoặc hydrochlothiazide đơn độc.
Chống chỉ định:
– Quá mẫn với Losartan, các dẫn chất của sulphonamide (như hydrochlothiazide) hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Điều trị kháng giảm kali huyết hoặc tăng calci huyết.
– Người suy gan nặng, rối loạn tắc mật, ứ mật.
– Giảm natri huyết dai dẳng.
– Triệu chứng tăng ure niệu.
– Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
– Suy gan nặng (thanh thải creatinin < 30ml/phút).
– Vô niệu.
– Sử dụng chung với các thuốc chứa aliskiren chống chỉ định ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc có suy giảm chức năng thận (GFR < 60 ml/phút/1,73m2).
Ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Chưa có các nghiên cứu vê ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tuy nhiên có thể xảy ra buồn nôn hay chóng mặt khi lái xe hay vận hành máy móc khi dùng các thuốc chống cao huyết áp, đặc biệt khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều.
Thận trọng/ cảnh báo:
Losartan
Phù mạch
Bệnh nhân có tiền sử phù mạch (sửng mặt, môi, họng, và/hoặc lưỡi) cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
Giảm huyết áp và giảm thế tích nội mạch
Triệu chứng hạ đường huyết, đặc biệt ở liều đầu tiên, có thể xảy ra ở bệnh nhân bị mất thể tích và/hoặc natri do dùng thuốc lợi niệu, hạn chế muối ăn, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Những điều kiện như vậy cần được điều chỉnh trưởc khi sử dụng Kali Losartan / Hydrochlorothiazide.
Bệnh nhân có tiền sử phù mạch (sửng mặt, môi, họng, và/hoặc lưỡi) cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Tnệu chứng hạ đường huyết, đặc biệt ở liều đầu tiên, có thể xảy ra ở bệnh nhân bị mất thể tích và/hoặc natri do dùng thuốc lợi niệu.
Mất cân bằng điện giải
Mất cân bằng điện giải thường xảy ra ở các bệnh nhân suy thận, đi kèm hoặc không mắc bệnh tiểu đường cần phải được điều trị. Vì vậy, nồng độ huyết tưởng của kali và trị số thanh thải creatinin cần phải được kiểm soát; đặc biệt ở bệnh nhân suy tim vả thanh thải creatinin ở khoảng 30 – 50ml/phút.
Việc sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu kali, chất bổ sung kali và muối kali có chứa losartan / hydrochlorothiazide không được khuyến cáo.
Bệnh nhân suy chức năng gan
Dựa trên dữ liệu dược động học cho thấy nồng độ của Losartan trong huyết tương tăng lên đáng kể ở bệnh nhân xơ gan. Nên sử dụng Losartan/Hydrochiothiazide thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bị suy gan từ nhẹ đến vừa. Không có kinh nghiệm điều trị với Losartan ở bệnh nhân bị suy gan nặng. Vì vậy Losartan/HCTZ không được dùng cho bệnh nhân suy gan nặng.
Bệnh nhân suy thận
Do sự ức chế lên hệ renin-angiotensin-aldosteron, đã có báo cáo về những thay đổi của chức năng thận, bao gồm cả suy thận (đặc biệt ở bệnh nhân có chức năng thận phụ thuộc hệ renin-angiotensin- aldosteron, người bị suy tim nghiêm trọng và người có tiền sử rối loạn chức năng thận). Cũng như các thuốc khác có ảnh hưởng lên hệ renin-angiotensin-aldosteron, tăng ure huyết và creatinin huyết thanh đã được báo cáo ở bệnh nhân bị hẹp động mạch thận dẫn đến cô lập thận; những thay đổi này có thể biến mất khi ngưng điều trị. Vì vậy nên sử dụng thận trọng Losartan ở bệnh nhân này.
Cấy ghép thận
Không có kinh nghiệm điều trị ở bệnh nhân cấy ghép thận.
Tăng aldosteron huyết nguyên phát
Nói chung bệnh nhân bị tăng aldosteron huyết nguyên phát sẽ không đáp ứng với các thuốc chống tăng huyết áp mặc dù nó có ức chế lên hệ renin-angiotensin. Vì vậy, không khuyến cáo sử dụng Losartan/HCTZ ở đối tượng này.
Bệnh mạch vành và mạch não
Cũng như các thuốc chống cao huyết áp, tụt huyết áp quá mức ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch não có thể dẫn đến nhồi máu cở tim hoặc đột quy.
Suy tim
Bệnh nhân bị suy tim, có hoặc không có suy thận đi kèm, cũng như các thuốc khác có tác động lên hệ renin-angiotensin, thi sẽ có nguy cơ hạ huyết áp động mạch vành nghiêm trọng và suy thận.
Hẹp động mạch chủ van tim, phì đại cơ tim
Giống như các thuốc giãn mạch khác, cần chú ý đặc biệt ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá, hoặc chứng sung huyết phì đại cơ tim.
Khác nhau về chủng tộc
Như đã quan sát với các ức chế enzym chuyển đổi angiotensin, Losartan và các thuốc đối kháng angiotensin thường ít hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp ở người da đen hơn người da trắng, có thể là do tỷ lệ renin thấp ở nhóm bệnh nhân da đen bị tăng huyết áp.
Phụ nữ có thai
Angizaar-H không được điều trị khởi đầu cho phụ nữ trong suốt thời kỳ có thai. Nếu việc điều trị với Angizaar-H là cần thiết thì bệnh nhân mang thai cần phải được thay đổi thuốc chống cao huyết áp để an toàn cho thai nhi. Khi được chẩn đoán là có thai thì cần phải ngưng sử dụng Angizaar-H ngạy lập tức và chuyển sang lựa chọn thuốc khác thích hợp.
Hydrochlorothiazide
Ciảm huyết áp và mất cân bằng điện giải/dịch
Cũng như các liệu pháp chống cao huyết áp khác, giảm huyết áp triệu chứng có thể xảy ra ớ một vài bệnh nhân. Do đó bệnh nhân cần phải được theo dõi các dấu hiệu lâm sàng về mất cân bằng điện giải hoặc dịch, mất thể tích, giảm natri huyết, giảm alkalosis huyết, giảm magie huyết hoặc giảm kali huyết có thể xảy ra trong quá trình tiêu chảy hoặc nôn mửa. Cần phải kiểm tra định kỳ các chất điện phân trong huyết thanh ở những khoảng thời gian thích hợp trên mỗi bệnh nhân. Hạ huyết áp có thể xảy ra ở các bệnh nhân bị phù nề khi thời tiết nóng.
Ảnh hưởng đến chuyển hóa và nội tiết
Điều trị bằng Thiazide có thể làm suy giảm dung nạp glucose. Cần điều chỉnh liều dùng của các thuốc chống tiểu đường, bao gồm insulin. Tiểu đường tiềm ẩn có thể xuất hiện trong quá trình trị liệu với Thiazide.
Thiazide có thể làm giảm thải calci niệu và làm tăng nhẹ calci huyết thanh. Tăng calci huyết có thể là bằng chứng của bệnh cưởng giáp tiềm ẩn. Cần ngưng điều trị với thiazide trước khi kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Tăng nồng độ triglycerid huyết và cholesterol có liên quan đến các thuốc lợi niệu thiazide. Liệu pháp Thiazide có thể làm trầm trọng thêm bệnh tăng acid uric huyết và hoặc bệnh gút ở một số bệnh nhân. Do Losartan làm giảm uric acid, nên kết hợp Losartan với HCTZ sẽ làm giảm nồng độ acid uric do thuốc lợi niệu gây ra.
Suy gan
Thiazid cần phải được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy gan hoặc có bệnh gan tiến triển, do đó nó có thể gây ra tình trạng ứ mật trong gan và do những thay đổi nhỏ về mất cân bằng điện giải và dịch nên có thể gây ra chứng hôn mê ở gan.
Losartan/HCTZ không dùng cho người bị suy gan nặng.
Bệnh nhân đang diều trị với Thiazide, các phản ứng quá mẩn có thể xảy ra ở những người có hoặc không có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn. Đã có báo cáo về sự kích ứng lên bệnh lupus ban đỏ hệ thống trầm trọng sau khi dùng thiazide.
Tá dược
Thuốc có chứa lactose. Bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh không dung nạp galactose hiếm gặp, thiếu và kém hấp thu glucose-galactose thì không được dùng thuốc này.
Khi mang thai và thời kỳ cho con bú:
Phụ nữ mang thai
Không khuyến cáo dùng Angizaar-H trong suốt thời kỳ thứ hai và thứ 3 của thai kỳ.
Các bằng chứng dịch tễ học về nguy cơ gây quái thai phơi nhiễm với các ACE trong suốt thời kỳ thứ nhất của thai kỳ vẫn chưa được xác định; tuy nhiên vẫn không loại trừ có một số ít nguy cơ. Trong khi vẫn chưa có dữ liệu dịch tễ học có kiểm soát về nguy cơ khi dùng các ức chế thụ thể Angiotensin II (Angizaar-H), thì vẫn có thể có một số nguy cơ xảy ra ở nhóm thuốc này. Nếu vẫn tiếp tục điều trị với Angizaar-H thì bệnh nhân có ý định mang thai cần phải lựa chọn thuốc điều trị chống cao huyết áp mà an toàn cho thai nhi. Khi được chẩn đoán là có thai, cần phải ngưng điều trị với Losartan/HCTZ ngay lập tức, và lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp.
Điều trị với Losartan/HCTZ trong giai đoạn thứ 2 và 3 của thai kỳ được cho là gây ra độc tính cho bà mẹ mang thai (giảm chức năng thận, suy giảm thần kinh, còi xương) và độc tính cho thai nhi (suy thận, hạ huyết áp, tăng kali huyết).
Nếu đã phơi nhiễm với Losartan/HCTZ xảy ra trong thời kỳ thứ hai của thai kỳ, thì cần phải siêu âm để kiểm tra chức năng thận và não.
Trẻ sơ sinh có mẹ dùng Losartan/HCTZ thì cần phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng hạ huyết áp.
Có rất ít kinh nghiệm về việc dùng HCTZ trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Các dữ liệu nghiên cứu trên động vật vẫn chưa đầy đủ.
HCTZ đi qua hàng rào máu não. Dựa trên cơ chế dược động học, HTCZ có thể làm suy thoái dịch giữa mẹ và bào thai trong suốt thời kỳ thứ 2 và 3 của thai kỳ và có thể gây ra những ảnh hưởng cho bào thai như chứng vàng da, rối loạn cân bằng điện giải và giảm tiều cầu.
Khi bị phù hay tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai thì không được dùng HTCZ do nguy cơ giảm nồng độ huyết tương và giảm tưới máu cho nhau thai, không có lợi cho quá trình điêu trị.
Không dùng HCTZ ở phụ nữ thời kỳ mang thai nếu cần phải tãng huyết áp trừ khi không có sự lựa chọn nào khác.
Phụ nữ cho con bú
Không có dữ liệu về việc sứ dụng Losartan/HCTZ trong suốt thời kỳ cho con bú. HCTZ được bài tiết qua sữa, vì vậy không khuyến cáo dùng Losartan/HCTZ cho phụ nữ cho con bú. Đã có liệu pháp điều trị tốt hơn cho bà mẹ mang thai, đặc biệt trong suốt thời kỳ chăm sóc trẻ sơ sinh.
Liều lượng và cách dùng:
Losartan / Hydrochloride có thể được uống cùng với các thuốc chống cao huyết áp khác.
Uống Losartan/ Hydrochloride với nước hoặc có thể uống trong khi ăn.
Cao huyết áp
Losartan và hydrochloride không đùng cho điều trị khởi đầu ở những bệnh nhân mà huyết áp không thể kiểm soát được bằng Losartan hay hydrochlothiazide đơn độc.
Nên dùng liều khởi đầu với từng thuốc đơn độc. Khi bệnh nhân có những thay đổi trực tiếp thích hợp trên lâm sàng từ việc điều trị với thuốc đơn độc thì việc điều trị với thuốc kết hợp được xem xét ở bệnh nhân có huyết áp không được kiểm soát thích họp.
Liều duy trì thông thường của Losartan/Hydrochlothiazide là một viên Losartan/Hydrochlothiazide 50mg/12,5 mg (Losartan 50mg/HCTZ 12,5mg), uống một lần duy nhất trong ngày. Ở bệnh nhân không có đáp ứng thích hợp với Losartan/HCTZ 50mg/12,5mg, thì có thể tăng liều Losartan / HCTZ 100mg/25mg, một lần/ngày. Liều tối đa là một viên Losartan/HCTZ 100mg/25mg/ngày. Nói chung hiệu quả chống cao huyết áp đạt được trong vòng 3-4 tuần sau khi điều trị. Losartan / HCTZ 100mg/l 2,5mg dành cho bệnh nhân đã điều trị khởi đầu với Losartan 100mg để kiểm soát huyết áp.
Bệnh nhân suy thận và bệnh nhân thẩm tách
Không điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận vừa (thanh thải creatinin 3– 50ml/phút). Viên nén Losartan và hydrochlothiazide không dùng cho bệnh nhân thẩm tách máu.
Viên nén Losartan / HTCZ không dùng cho bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30ml/phút)
Bệnh nhân suy gan
Không dùng Losartan/HTCZ cho bệnh nhân suy gan nặng.
Bệnh nhân bị mất thể tích nội mạch
Cần phải khôi phục thể tích nội mạch trước khi uống viên Losartan/HCTZ.
Người già
Không cần phải điều chỉnh liều ở người già.
Trẻ em và trẻ vị thành niên
Không có kinh nghiệm về dùng thuốc ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Vì vậy không dùng Losartan/HCTZ ở đối tượng này.
Quá liều:
Không có thông tin về phương pháp điều trị đặc hiệu khi quá liều Losartan/HCTZ. Điều trị hỗ trợ theo triệu chứng. Cần ngưng ngay việc sử dụng Losartan/HCTZ và bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Các biện pháp được đề nghị bao gồm gây nôn nếu mới xảy ra quá liều, làm mất nước và mất cân bằng điện giải, gây mê và hạ đường huyết theo các quy trình đã được thiết lập.
Losartan
Có rất ít dữ liệu về quá liều Losartan ở người. Hầu hết các hiện tượng quá liều đều dẫn đến giảm huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, kích thích giao cảm. Nếu xảy ra triệu chứng hạ huyết áp, cằn phải điều trị hỗ trợ.
Thẩm tách không loại bỏ được Losartan hay chất chuyển hóa có hoạt tính.
Hydrochlorothiazide
Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng thông thường quan sát được là do mất điện giải (hạ kali huyết, giảm clo huyết, hạ natri huyết) và điều này dẫn đến mất nước là do tiểu quá nhiều. Nếu dùng các thuốc tim mạch, chứng hạ kali huyết có thể làm tăng nhịp tim.
Việc loại bỏ nồng độ HCTZ bằng thẩm tách vẫn chưa được thiết lập.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng. Nhiệt độ dưới 30oC.
Trình bày: Hộp 03 vỉ x 10 viên nén.
Hạn dùng:
3 năm kể từ ngày sản xuất.
• Không được dùng thuốc quá hạn sử dụng.
• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ.
• Thuốc này chỉ được bán theo đơn của thầy thuốc.
Nhà sản xuất:
MICRO LABS LIMITED
92, Sipcot, Hosur-635 126, Tamil Nadu, Ấn Độ.